Khi thi công sơn nhà, ai cũng muốn sau khi hoàn thiện công trình sẽ có một lớp sơn bền màu, sắc nét, độ nhẵn mịn cao và khả năng chống thấm tốt. Tuy nhiên thực tế cho thấy sự cố vẫn xuất hiện thường xuyên, bất chấp bạn đã chuẩn bị và thực hiện việc sơn nhà chu đáo đến mức nào. Vậy đâu là những sự cố thường gặp khi thi công sơn nhà mà bạn cần tránh? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm cho mình nhé!
1. Độ bao phủ kém
Khi lướt con lăn trên bề mặt tường, bạn bỗng nhận thấy khả năng lấp, bám dính của sơn khá hạn chế, khiến cho bề mặt lỗ chỗ không đều, nơi thì được phủ đầy sơn, nơi còn nguyên. Vì sao vậy? Có thể kể ra một số trường hợp dẫn đến hiện tượng bao phủ kém khi thi công sơn nhà như sau:
– Pha sơn không đúng cách dẫn đến độ bám dính và bao phủ của sơn thấp
– Bề mặt chưa được làm sạch đảm bảo
– Lớp sơn quá mỏng hoặc màu lớp lót và màu sơn bên ngoài quá khác biệt
Cách khắc phục: tương ứng với 3 nguyên nhân là 3 cách khắc phục khác nhau:
– Pha sơn theo đúng tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất
– Làm sạch bề mặt tường sao cho thật phẳng, mịn, không có băng dính, giấy…bám vào
– Nếu lớp sơn quá mỏng dẫn đến độ bao phủ kém thì nên sơn chồng nhiều lớp và theo dõi sự thay đổi về màu sắc.
2. Vết cọ không đồng đều khi thi công sơn nhà
Khi thi công sơn nhà, hiện tượng vết cọ không đều cũng là một trong những vấn đề rất thường gặp. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sơn quá đặc dẫn đến việc dàn trải sơn lên bề mặt tường thiếu trơn tru, không đồng nhất. Ngoài ra, một lý do quan trọng khác phải kể đến là khi lớp sơn đầu chưa khô, bạn sơn chồng lớp sơn thứ hai lên thì hiện tượng vết cọ không đều cũng rất dễ xảy ra, khiến bề mặt sau sơn trở nên nham nhở, mất thẩm mỹ.
Cách khắc phục: để ngăn ngừa và khắc phục vấn đề này, bạn cần tuân thủ tốt những điều sau:
– Luôn giữ vững nguyên tắc chờ lớp sơn trước đó thật khô mới tiến hành sơn chồng lớp sau lên bề mặt
– Pha sơn theo đúng tỉ lệ và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh pha sơn quá đặc vừa gây tốn kém, vừa khiến việc apply sơn lên bề mặt tường gặp nhiều khó khăn
– Thao tác sơn tường thực hiện đều đều, nhẹ tay và luôn đi theo một hướng
3. Màng sơn bị nhăn
Khi bạn thi công sơn tường, một trong những sự cố hay gặp khác chính là màng sơn bị nhăn. Vì sao lại phát sinh vấn đề này? Một là do ảnh hưởng của nền nhiệt cao, khiến khả năng bám dính của sơn hạn chế và làm nhăn lớp màng sơn. Hai là do màng sơn quá dày và càng dày thì khả năng bám dính càng kém, sơn sẽ di chuyển theo chiều trọng lực dẫn đến hiện tượng đổ nhăn. Ngoài ra, việc sơn lớp sau khi lớp trước đó còn chưa khô hoàn toàn cũng là tác nhân khiến màng sơn bị nhăn khi thi công.
Cách khắc phục:
– Loại bỏ hoàn toàn lớp màng sơn bị nhăn nhúm, sau đó sơn một lớp mỏng, nhẹ nhàng
– Chỉ sơn lớp tiếp theo khi lớp sơn trước đó đã hoàn toàn khô ráo